PHONG THỦY NAM VIỆT - LÀM MỘ - P1
LÀM MỘ - LẬP HƯỚNG THEO LONG NHẬP THỦ - P1
Phần này luận về 24 Long , mỗi Long lập được bao nhiêu Hướng, để phát phú quý nhanh.
Có nghĩa Long đó lập Hướng theo sách “ Thôi Quan Thiên ” thì phát phú quý nhanh hơn, chứ không nhất thiết Long đó bắt buộc phải lập Hướng đó. Việc này nhiều Thầy hay hiểu lầm.
Lập Hướng dĩ nhiên theo “Tiền triều hậu chẩm” hoặc “Trương Sơn thực Thủy” là phải theo Loan đầu mà lập Hướng: Dựa lưng vào núi hướng mặt ra nước.
Phàm làm Địa lý phải xem trong Huyệt có Sinh khí hay không ? Sinh khí này là chung linh tú khí của Trời – Đất ngưng tụ mà thành , còn gọi là “ Nhất điểm linh quang ”.
Như một Huyệt mà Long – Huyệt – Sa – Thủy đủ điều kiện hội tụ chung linh tú khí của trời đất, từ đó ta dùng Lý khí để bổ xung thêm, để thăng hoa những điều tốt đẹp.
Nếu không có những điểm Linh quang thì dù có dùng bao nhiêu pháp môn Lý khí cũng vô dụng.
Chú ý: 24 Long dưới đây theo sách Thôi quan thiên của Lại Bố Y.
TRƯỜNG HỢP: NHÂM LONG NHẬP THỦ
Gồm có 3 Hướng :
- Tý Sơn – Ngọ Hướng.
- Cấn Sơn – Khôn Hướng.
- Tân Sơn - Ất Hướng.
Lấy Bính Tý làm chính Khí của Long.
1. Lập Tý Sơn – Ngọ Hướng
Nhâm Long nhập thủ, mạch lạc bên hữu, Huyệt tọa Tý – Hướng Ngọ, hợp ai tả gia Hợi nửa phân.
Lấy Bính Tý là chánh Khí của chính Nhâm, mạch xuyên qua tai thì tốt.
Thôi quan Thiên có thơ :Bối cửu diện nhất, thừa Thiên Phụ. Khí tòng hữu nhĩ vi hợp củ.Huyệt nghi ai tả, gia Thiên Hoàng. Phú quý vinh hoa chấn hương sĩ.
Nghĩa là: Lưng 9 mặt 1, thừa khí Thiên Phụ (Nhâm). Khí kéo theo bên tai hữu vào là hợp pháp độ. Huyệt nhích về tả gia Thiên Hoàng (Hợi). Sẽ xuất phú quý vinh hoa chấn động làng nước.
Phân kim theo Chính châm Địa bàn.
- Tọa Tý hướng Ngọ, Kiêm Nhâm Bính: Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ.
- Tọa Tý hướng Ngọ, Kiêm Qúy Đinh: Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
Phân kim theo Trung châm Nhân bàn:
- Tọa Tý hướng Ngọ, Kiêm Nhâm Bính: Tọa Canh Tý – Hướng Canh Ngọ.
- Tọa Tý hướng Ngọ, Kiêm Quý Đinh: Tọa Bính Tý – Hướng Bính Ngọ.
2. Lập Cấn Sơn – Khôn Hướng
Nhâm Long nhập thủ, mạch lạc bên hữu, lập Huyệt tọa Cấn – Hướng Khôn;
Ai tả gia Hợi nửa phân, lấy Nhâm mạch xuyên suốt lưng hữu.
Thôi quan Thiên có thơ :Nhâm Sơn thiều thiều, Huyệt Thiên Thị. Thiên Phú Khió bôn xung hữu du. Huyệt tả vi xâm bán phân Hợi. Phú quý thanh danh hương lư lý.
Nghĩa: Nhâm Sơn từ xa đến, Huyệt lập Cấn (Thiên Phụ), chạy xung vào hữu.
Huyệt tả lấn nửa phân vào Hợi. Giầu sang thơm nức tiếng nơi xóm làng.
Phân kim theo Chính châm Địa bàn:
- Tọa Cấn hướng Khôn, Kiêm Sửu Mùi: Tọa Đinh Sửu – Hướng Đinh Mùi.
- Tọa Cấn hướng Khôn, Kiêm dần Thân: Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi.
Phân kim theo Trung châm Nhân bàn:
- Tọa Cấn hướng Khôn, Kiêm Sửu Mùi: Tọa Tân Sửu – Hướng Tân Mùi.
- Tọa Cấn hướng Khôn, Kiêm dần Thân: Tọa Bính Dần – Hướng Bính Thân.
3. Lập Tân Sơn - Ất Hướng
Nhâm Long nhập thủ, bên tả lạc mạch, lập Huyệt tọa Tân – Hướng Ất, xê dịch quan tài về bên Hữu nửa phân, để lấy chính Khí Nhâm mạch, xuyên suốt qua lưng bên trái.
Thôi quan Thiên có thơ: Thiên Phụ Huyệt Hướng Thiên Quan tinh. Khí tòng tả du thông huyền linh. Huyệt nghi ai hữu gia Dương Quang. Diệc chủ phát tài, nhân tuấn anh.
Nghĩa: Nhâm Long Huyệt nên hướng về Ất (Thiên quan). Khí theo bụng trái vào là thông huyền. Huyệt nên xê qua hữu gia Dương Quang (Tý). Chủ xuất giầu có, sinh người tài ba lỗi lạc .
Phân kim theo Chính châm Địa bàn:
- Tọa Tân hướng Ất, Kiêm Dậu Mão: Tọa Đinh Dậu – Hướng Đinh Mão.
- Tọa Tân hướng Ất, Kiêm Tuất Thìn: Tọa Tân Dậu – Hướng Tân Mão.
Phân kim theo Trung châm Nhân bàn:
- Tọa Tân hướng Ất, Kiêm Dậu Mão: Tọa Tân Dậu - Hướng Tân Mão.
- Tọa Tân hướng Ất, Kiêm Tuất Thìn: Tọa Bính Tuất – Hướng Bính Thìn.
CHÚ Ý:
- Nghi ai tả, nghi ai hữu: Xê dịch về bên tả hay xê dịch về bên hữu một bên nửa phân hay 1 phân, khoảng hào Ly trong La kinh, đã khắc độ số vị trí nhất định.
- Khí mạch vào tai bên tả, hông bên tả (Thanh long) thì xê dịch quan tài về bên hữu (Bạch hổ) chút ít.
- Khí mạch vào bên tai hữu, hông bên hữu (Bạch hổ) thì xê dịch quan tài về bên tả (Thanh long) một chút.
Đây là bí quyết của Lại Bố Y.
Long mạch là núi phía sau, lấy một đỉnh cao nhất ở các núi xung quanh mà mắt thường đứng ở Huyệt nhìn thấy, từ đó định vị của Long xuất mạch nhập vào Huyệt nên gọi là Long nhập thủ. Long nhập thủ nên chuyển vào tai (Nhĩ) , vai (Kiên), vào lưng (Yêu), bụng (Du hay Phúc) chứ không nên cho thẳng vào đỉnh đầu, sợ phạm vào “Đấy sát mạch”, sinh người thông minh mà điên khùng.
Trong những văn bản cổ Lại Bố Y phân châm theo 120 phân kim của Trung châm nhân bàn, nhưng lại ứng dụng theo Chính châm Địa bàn. Vì chính mạch nhập Huyệt theo 60 Long Thấu địa, và lập Hướng, Thủy khẩu đều theo Chính châm Địa bàn, do vậy Long cũng phải theo vị trí của Địa bàn. Nhưng 120 phân kim của Long thì theo Trung châm nhân bàn là để nạp Âm Ngũ hành của nó, còn lập Hướng vẫn cứ theo Chính châm Địa bàn thì không sai.
Trong phần này ghi cả phân kim của Chính châm Địa bàn là để đối chiếu với các phần khác, cùng với 120 phân kim theo Trung châm nhân bàn để xem nạp âm, Ngũ hành sinh khắc.
ĐÂY LÀ PHẦN LẬP HƯỚNG THEO THÔI QUAN THIÊN
PTNV Tổng hợp theo QUYẾT ĐỊA TINH THƯ - Tuệ Minh VÕ VĂN BA
BÀI VIẾT PHONG THỦY CÙNG CHUYÊN ĐỀ
1. Âm trạch - Lập hướng theo thủy - P1
2. Âm trạch - Lập hướng theo thủy - P2
3. Âm trạch - Lập hướng theo thủy - P3
4. Âm trạch - Lập hướng theo thủy - P4
5. Âm trạch - Lập hướng theo thủy - P5
6. Âm trạch - Lập hướng theo Long - P1
7. Âm trạch - Lập hướng theo Long - P2
8. Âm trạch - Lập hướng theo Long - P3