LA KINH - CÔNG CỤ KHÔNG THỂ THIẾU CỦA THẦY ĐỊA LÝ
LA KINH - CÔNG CỤ KHÔNG THỂ THIẾU CỦA THẦY ĐỊA LÝ
Ngày xưa bậc Thánh nhân làm ra Kinh Dịch, ngẩng lên có thể xem Thiên Văn, cúi xuống có thể xét Địa Lý. Người ta còn nói: cái Đạo dựng lên Trời là Âm Dương, cái Đạo dựng lên Đất là Cương Nhu (cứng mềm), đó là nguyên nhân của thuyết Địa Lý. Vậy trongKinh Thi nói: Quan sát về Âm Dương, nhìn xem dòng suối chảy lại càng rõ rệt nghĩa lý hơn nữa.
Từ đời nhà Tần, nhà Hán tới nay, không thiếu những người tinh rành về Địa Lý: Quách Cảnh Thuần đời Tấn, Dương Quân Tùng đời Đường, thông hiểu thấu đáo lẽ huyền diệu của Địa Lý, hiếm có trên đời.
Gần đây đa số các nhà nho không nghiên cứu về Địa Lý, thường chôn hài cốt của thân nhân vào nơi không Long, không Huyệt, Thủy tán, Sa phi, khiến cho nước ngấm, kiến mối phá hoại, làm cho tuyệt tự hậu nhân, thật là đáng thương! Người đời thường nói: Muốn thành người hay, nên biết làm thuốc và địa lý. Lại có chỗ nói: nếu núi sông mà biết nói thì mặt thầy địa lý sẽ xám như đất chết, phủ tạng của con người mà biết bảo thì thầy thuốc không có chỗ hành nghề! Như thế nói rõ là Địa Lý rất khó, còn quan trọng hơn làm thuốc! Cho nên học thấp kém mà ra làm thầy, lừa dối người không biết, thì mang tội vào người không ít!
Đời Tống có hai nhà nho là ông Chu, ông Thái, tinh thông về khoa Địa Lý, có viết những cuốn sách bất hủ truyền cho đời sau. Tại sao người ta không kiếm những sách ấy mà coi? Vì vậy, khoa Địa Lý ngoài 4 ông Dương, Tăng, Liêu, Lại, ít có người tinh thông.
Tóm lại, về Địa Lý chỉ có Loan Đầu và Thiên Tinh mà thôi! Loan Đầu tức là Hình Thể, Thiên Tinh tức là Lý Khí. Hai yếu tố quan trọng như nhau. Hình Thể ở trong Trời Đất, khiến cho người ta có thể nhìn ngang, nhìn dọc, trông xa, trông gần; người tinh mắt có thể quan sát dễ dàng. Những cuốn sách như: Trầm Tân Chu Địa Học, Toàn Phong Nguyên Bản, Sơn Dương Chỉ Nê, Kham Dư, Nhất Quán ...vv... đã nói rõ ràng và đầy đủ.
Còn về Lý Khí thì chắc chắn phải nghiên cứu La Kinh, tìm hiểu sâu xa về Nhị Khí, Ngũ hành, mặc khai được những huyền bí của Hà Đồ, Lạc Thư. Rộng ra thì có 36 tầng, hẹp lại thì có 15 tầng, rất quảng đại, rất tinh vi. Nếu không có người chỉ dẫn, giảng dạy, thì không có thể căn cứ vào đâu để ý thức được sự huyền diệu.
Có người nói rằng: Hình Thể không đẹp, dầu Lý Khí có hợp cục cũng không dùng được! Lời đó cũng đúng. Nhưng Hình Thể tốt, mà Lý Khí không hợp, thì đất tốt nhưng cách táng xấu cũng không phát phúc được. Phương chi đại địa rất ít, không phải người có đại đức thì không thể được. Còn những núi đồi tầm thường, thì dẫu có Lý Khí không hợp lắm, mà muốn cho con cháu nối truyền, no cơm, lành áo, bình an, cũng phải dùng La Kinh để tìm Địa Lý cho khỏi phạm sát thì mới được. Vì vậy người làm Địa Lý phải tận tâm phân tích tỉ mỉ để phân tìm tốt, tránh xấu.
Người có Đức lớn, thì gặp được đất lớn, đó là tất nhiên, không còn ngờ vực gì nữa.
Nguồn: Phong thủy Nam Việt tổng hợp
THAM KHẢO BÀI VIẾT HAY
1. DỊCH VỤ XEM NGÀY KẾT HÔN CÁT TƯỜNG
2. SƯ TỬ ĐÁ - NHỮNG CHÚ Ý KHI BÀY TRÍ
3. CÁCH XEM HƯỚNG NHÀ CHUNG CƯ
4. CÁCH TÍNH SỐ BẬC CẦU THANG THEO VÒNG TRƯỜNG SINH
5. PHƯƠNG VỊ TỐT NHẤT CỦA BAN CÔNG
6. NHỮNG KIÊNG KỴ KHI BỐ TRÍ BAN THỜ
7. BỐ TRÍ PHÒNG LÀM VIỆC THEO PHONG THỦY
8. PHÒNG NGỦ CỦA NGƯỜI GIÀ, NGƯỜI CAO TUỔI THEO PHONG THỦY