XEM LÁ SỐ
Năm sinh:
Tháng sinh:
Ngày sinh:
Giờ sinh:
LƯỢT TRUY CẬP
Thành viên đang online
:
Tổng truy cập
:

DỤNG THẦN BÁT TỰ - Phần 02

DỤNG THẦN BÁT TỰ LÀ GÌ?

Tác giả: Hoàng Đại Lục

Để tìm đột phá khẩu, giải cứu dụng thần cân bằng ra khỏi tình huống khó xử, có học giả bèn không thèm chấp vào cách chỉ chọn một dụng thần nữa, mà chọn mấy loại dụng thần từ trong một mệnh, nào là đại dụng thần, tiểu dụng thần, hoặc dụng thần thứ nhất, dụng thần thứ hai, dụng thần thứ ba, hoặc dụng thần cân bằng, dụng thần điều hậu, dụng thần cách cục v.v..., muốn đem càng nhiều dụng thần hơn nữa vô để bịt những lỗ hổng xuất hiện liên tục trong khi dự đoán.

Dùng dụng thần cân bằng không thể xử được, bèn dùng dụng thần điều hậu và dụng thần cách cục để xử lý. Ví dụ như nhà mệnh lý học trứ danh là Lương Tương Nhuận tiền bối trong cuốn "Tế phê chung thân tường giải" đã dùng nhiều loại dụng thần để phê mệnh. Ông đã dùng dụng thần điều hậu của Dư Xuân Đài, lại còn dùng dụng thần cách cục của Thẩm Hiếu Chiêm (nhưng không chuẩn), hãy còn dùng dụng thần cân bằng của "Kim Bất Hoán" (thực ra cũng không phải nốt), kết hợp thêm với cả tứ giác hình xung hợp hội, thần sát, nạp âm, v.v... hổ lốn các phương pháp, thậm chí còn bao gồm cả những ngón vụn vặt xác suất trúng cực thấp như "Diễn cầm phu thê - tử nữ biểu".

Cái kiểu dùng nhiều loại dụng thần để xem mệnh này tuy có thể cầm cự được khiếm khuyết do chỉ dùng một dụng thần gây ra, nhưng phương pháp này tự thân nó lại không thể giải quyết được vấn đề mới nảy sinh như sau:

1. Dụng thần đã là mấu chốt của bát tự, thế thì, tổn hại dụng thần có ý nghĩa phá vỡ sự cân bằng ngũ hành trong bát tự, từ đó khiến mệnh chủ gặp tai nạn, đây là quan điểm được tuyệt đại đa số các học giả mệnh lý đồng ý.

Nếu sử dụng nhiều dụng thần để đoán mệnh sẽ đồng thời xuất hiện nhiều điểm cân bằng, nhiều điểm mấu chốt. Vấn đề là, nhiều điểm cân bằng ấy có phải quan trọng như nhau không? Giả thiết câu trả lời là khẳng định, thế thì mỗi khi tuế vận phá vỡ bất cứ một điểm cân bằng nào trong đó, cả mệnh cục sẽ mất cân bằng, thế thì các điểm cân bằng còn lại có còn được gọi là điểm cân bằng nữa không? Còn tính là mấu chốt của bát tự nữa chăng?

2. Nếu như quyền lợi của nhiều dụng thần không đồng đẳng, thì cũng như Thị trưởng, Phó Thị trưởng và Trợ lý Thị trưởng vậy, quyền lợi to nhỏ khác hẳn nhau, thế thì, quyền lợi của loại dụng thần nào mới là to nhất? Lương Tương Nhuận tiên sinh cho rằng: "Điều hậu chi dụng, vi bát tự đệ nhất yếu nghĩa". Ông cho rằng dụng thần điều hậu là quan trọng bậc nhất.

Thế mà trong "Kim Điếu Thùng" thì nói: "Nếu nhập cách thì lấy quí mà đoán, phá cục thì lấy bần mà đoán, nếu như cách (và) cục bị thương tổn phá hoại sẽ không cát, dù cho có cơ hội hồi thiên chuyển trục thì cũng không thể kiến công lập nghiệp được." Kim Điếu Thùng (Durobi chú thích: Danh gia mệnh lý thời xưa, có viết quyển Lão Kim Điếu Thùng) đem thành cách phá cách xem là tối quan trọng.

Thường các mệnh lý học giả cho rằng cân bằng ngũ hành trong bát tự là điều tối quan trọng, và cho điều hậu dụng thần chỉ sử dụng trong trường hợp đặc biệt,, còn cách cục thì lờ luôn, luận cũng được không luận cũng được. Trước ba cách nói như trên, kẻ hậu học biết nghe ai đây nhỉ?

3. Mỗi khi nhiều loại dụng thần xảy ra giao tranh trên cùng một mệnh cục thì phải xử lý thế nào? Ví dụ ngày Canh kim sinh tháng Ngọ, là Chính Quan cách, nếu muốn thủy điều hậu, thủy là Thực Thương, chẳng phải đã phá Chính Quan cách hay sao? Lại ví dụ Tỉnh Lan Xoa cách, ba ngày Canh Tý Canh Thìn Canh Thân, sinh vào tháng Tý, địa chi Thân Tý Thìn toàn đủ, theo lý thuyết phải dùng hỏa để điều hậu, kim thủy Thương Quan hỷ kiến Quan mà, nhưng cách này lại yêu cầu không được gặp hỏa, ca quyết nói: " Tỵ Ngọ Mùi lâm thì đắng cay, Nhâm Quí phá, Bính Đinh xung, trụ và vận không gặp sẽ hiển danh".

Câu này ý gặp Tỵ Ngọ Bính Đinh hỏa thì phá cách. Điều hậu dụng thần không hề được hoan nghênh ở đây. Lúc này điều hậu dụng thần có còn là dụng thần nữa không? Nếu bị thương khắc, mệnh chủ sẽ gặp tai hay không? Còn nữa, lúc dụng thần cân bằng và dụng thần cách cục phát sinh giao chiến thì phải hy sinh ai đây? Những vấn đề này đều là những nút thắt cứng của những ai theo thuyết dùng nhiều dụng thần, không ai thể gỡ được, kể cả chính họ.

 

Nguồn: Sưu tầm - Hết phần 02